Tối ưu hóa năng suất: Không thể chậm hơn!
- Doanhnhansaigon.vn
- /
- 16.04.2015
- /
- 23377
Thiếu quan tâm cải tiến quy trình làm việc
Khảo sát của Công ty CP Lê & Associate (L&A) với 100 doanh nghiệp (DN) trong năm 2014 càng cho biết, nếu tính trên giá gia công, một lao động trong ngành dệt may, da giày chỉ làm được 1,5 USD/giờ, trong khi Thái Lan và Indonesia là 3 USD/giờ. Năng suất lao động thấp như vậy nhưng việc đào tạo, cải tiến quy trình sản xuất vẫn chưa được các DN quan tâm.
Cụ thể, có đến 85% DN không cập nhật, cải tiến quy trình làm việc hằng năm, 98% DN đào tạo kỹ năng cho nhân viên dưới 48 giờ/năm... Theo các chuyên gia, lao động Việt Nam kém về nhiều mặt, như: thiếu tự giác, ít sáng kiến, chưa quen với tác phong công nghiệp...
Chia sẻ tại hội thảo "Tối ưu hóa sản xuất và tối đa hóa năng suất" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), ông Ngô Đình Đức, Tổng giám đốc L&A, phân tích, mặc dù hiện nay DN đã triển khai các biện pháp để nâng cao năng suất nhưng cách thức áp dụng, tính cam kết, của mỗi DN lại khác nhau. "Nhiều DN chủ quan cho rằng đã làm tốt rồi nhưng thực chất chưa hẳn vậy vì dường như họ không có số liệu so sánh", ông Đức nói.
Trên thực tế, một số DN Việt áp dụng lý thuyết, quy trình, mô hình của các DN nước ngoài nhưng do có sự khác biệt nên không thành công. Theo ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó chủ tịch Tập đoàn Diginet, do trình độ lao động trong các DN Việt chưa đồng đều nên rất khó để chuẩn hóa.
Vì thế, cần phải tổ chức đào tạo người lao động và áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại. Có rất nhiều công cụ dùng hỗ trợ việc quản lý sản xuất, kinh doanh, trong đó có giải pháp ERP.
Tuy nhiên, "ERP cũng giống như một chiếc xe cần phải có người biết sử dụng thuần thục. Nếu người lái xe không biết luật sẽ đâm vào vật cản... Các công cụ quản trị hiện đại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng lực cạnh tranh nhưng thực tại hầu hết DN Việt Nam là DN gia đình nên chưa quan tâm đúng mức", ông Đăng Tiến cho biết.
Phải thay đổi quản trị
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh sắp hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thay đổi quản trị là yếu tố sống còn đối với DN. Trong đó, tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động là yêu cầu hàng đầu. Nhưng để tăng năng suất lao động, trước hết DN phải tự nâng cao khả năng quản lý.
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp là do quản trị DN chưa tốt. Người lao động làm việc tại DN trong nước có năng suất thấp nhưng làm ở DN nước ngoài lại được đánh giá rất tốt. Điều này cho thấy DN Việt Nam có vấn đề về đào tạo, đãi ngộ, lương bổng, môi trường làm việc...
Ở góc độ là một chuyên gia về nhân lực, ông Ngô Đình Đức cho rằng, DN cần thiết phải cơ cấu, bố trí sản xuất một cách khoa học và có những cải tiến về công nghệ cũng như tăng cường đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Chẳng hạn, với quy trình sản xuất, lắp ráp, cải tiến nên tập trung vào việc tăng hoạt động tạo ra giá trị gia tăng của người lao động thông qua việc loại bỏ lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng. Không những thế, chủ DN phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý nhất.
Ví dụ như trong một dây chuyền, một DN, người quản lý phải biết được ai giỏi khâu nào để có thể phân việc một cách chính xác. Ông Đức đưa ra dẫn chứng là trong ngành da giày, chi phí tiền lương rất lớn, muốn biết một người làm ra bao nhiêu tiền không khó.
"Hiện nay, ngành da giày đang tính lương dựa trên sản lượng, mà sản lượng chính là các công đoạn và như vậy là không cân bằng. DN phải tính toán, phân bổ lao động cho các công đoạn sao cho hợp lý, nếu không, năng suất lao động thấp mà sự lãng phí lại tăng. Nếu các DN da giày điều chỉnh được điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác", ông Đức tư vấn.
Nói về việc tối ưu hóa sản xuất và tối đa hóa năng suất, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nên chú trọng đầu tư vào con người. "DN Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài nếu được đầu tư.
Điều cốt yếu là người lao động cần được trang bị nhiều hơn về trình độ chuyên môn, thể lực, trang thiết bị..., và chủ DN cần phải chú trọng hơn nữa đến khả năng quản trị”, TS. Lê Đăng Doanh tin tưởng.
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...