Nếu không có điều này làm nền tảng, lãnh đạo giỏi đến đâu cũng "không có nghĩa lý gì"
- Cafebiz.vn
- /
- 16.05.2017
- /
- 30566
Cảm thông là khả năng nhận diện hoặc hiểu được quan điểm, cảm xúc của người khác. Đó là vấn đề xung quanh việc hiểu và chia sẻ trạng thái tình cảm với người khác. Theo Tạp chí kinh doanh Harvard Business Review, sự cảm thông là một chủ đề được nhấn mạnh trong các bài phát biểu của những người có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới như bài phát biểu của Bill và Melinda Gates ở Đại học Stanford năm 2014, các bài phát biểu của cựu Tổng thống Barack Obama,...
Tại sao kỹ năng cảm thông được quan tâm? Câu trả lời cho có một từ: Công nghệ.
Theo xu hướng, mỗi công việc đều có thể được tự động hóa trong tương lai không xa. Kết quả là các tổ chức, công ty đang chuyển trọng tâm phát triển sang các công việc sử dụng kỹ năng xã hội mà máy móc, công nghệ không thể thay thế.
Một nghiên cứu cho thấy, những nghề nghiệp có mức lương cao và tăng nhiều nhất từ năm 1980 trở lại đây đều có liên quan đến kỹ năng xã hội. Giờ đây, kỹ năng mềm này là tiêu chí đánh giá sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, dưới góc độ nhà tuyển dụng và các đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, kỹ năng xã hội của các nhà lãnh đạo ngày càng suy giảm (trung bình chỉ có 4 trong 10 nhà lãnh đạo làm tốt điều này). Có rất nhiều lý do cho sự suy giảm các kỹ năng xã hội, nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất là sự phát triển của công nghệ. Một nhà lãnh đạo trong ngành công nghệ viễn thông đã thừa nhận: Những thiết bị công nghệ thông minh mà họ bán ra đã làm xói mòn khả năng cảm thông thực sự của con người.
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của "kỹ năng cảm thông" đối với hiệu quả kinh doanh và khả năng lãnh đạo dựa trên dữ liệu thu thập từ 156 tổ chức tại hơn 40 quốc gia trong 50 năm. Kết quả cho thấy sự cảm thông chính là nền tảng của một nhà lãnh đạo tốt:
1. Cảm thông là nền tảng của nhiều kỹ năng lãnh đạo
Các nhà lãnh đạo có khả năng cảm thông thường giỏi các kỹ năng khác hơn như: huấn luyện, thu hút người khác, lập kế hoạch, đưa ra quyết định. Nhưng đừng nhầm lẫn, một nhà lãnh đạo biết cảm thông chưa chắc đã là một người xuề xòa và dễ dãi. Các nhà lãnh đạo có "kỹ năng cảm thông" cũng có thể duy trì hiệu quả công việc cao gấp 2,5 lần và có khả năng gánh vác công việc khi cấp dưới làm việc không tốt gấp 4 lần.
2. Lãnh đạo biết cảm thông sẽ thúc đẩy sự kết nối với cấp dưới
Hàng chục nghiên cứu cho thấy sự kết nối của lãnh đạo với nhân viên là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: doanh thu, độ an toàn, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận. Một lãnh đạo có khả năng cảm thông sẽ thu hút và kết nối giữa các nhân viên cao hơn.
Theo thống kê từ nghiên cứu, hơn 80% nhân viên có lãnh đạo biết cảm thông cảm thấy hài lòng, gắn bó với công việc, họ muốn làm việc để cống hiến nhiều giá trị hơn cho tổ chức. Tỷ lệ gắn kết giữa các thành viên trong đội nhóm cũng cao hơn 90%. Trong khi đó, các tỷ lệ này ở tập thể có lãnh đạo "ít cảm thông" với cấp dưới lần lượt là 13% và 26%.
3. Người lãnh đạo càng cảm thông nhân viên thì hiệu quả kinh doanh càng cao
Chúng tôi so sánh hai nhóm lãnh đạo: Những người cố gắng cải thiện sự cảm thông của mình đối với nhân viên và những người không làm như vậy. Kết quả có thể thấy như hình dưới. Khi lãnh đạo với sự cảm thông, các chỉ số kinh doanh hiệu quả tăng nhiều hơn.
Có hàng ngàn lý thuyết và định nghĩa về nghệ thuật lãnh đạo. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những người lãnh đạo giỏi nhất là những người tạo ra sự tương tác tích cực và có ý nghĩa nhất trong tập thể của họ. Sự cảm thông chính là năng lượng cho sự tương tác đó. Những lãnh đạo chủ động thấu cảm là những người lãnh đạo giỏi hơn. Bởi họ có khả năng truyền cảm hứng cho người khác và tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...