Công ty của bạn có cần Giám đốc dữ liệu
- PC World
- /
- 25.02.2016
- /
- 27508
Trong thời buổi dữ liệu lớn - Big Data, đặc biệt là tại các công ty phân tích, họ đặc biệt về vai trò giám đốc dữ liệu (CDO - chief data officer). Ví dụ, Gartner gần đây dự báo trong 4 năm tới thì 90% các tổ chức lớn sẽ có giám đốc dữ liệu.
Còn theo khảo sát của Forrester hồi tháng 8 năm ngoái, 45% các công ty đa quốc gia đã có chức danh này, và 16% công ty có dự định bổ nhiệm trong năm 2016. Khảo sát của Experian cũng cho thấy xu hướng tương tự.
CDO không phải là chức danh mới, điển như như Yahoo đã có chức danh này từ năm 2004. Tuy nhiên, mãi đến gần đây thì vai trò của CDO mới bắt đầu được chú ý.
Nói chung, CDO chịu trách nhiệm về các sáng kiến quản lý dữ liệu của công ty, "tất cả mọi thứ liên quan đến chất lượng thông tin, quản lý thông tin, chiến lược thông tin …", theo Mario Faria là Giám đốc nghiên cứu của Gartner, và trước đây từng là CDO.
Công việc này ngược với giám đốc kỹ thuật số (có cùng chữ viết tắt là CDO) mà trọng tâm công việc thiên về chuyển đổi kỹ thuật số, và giám đốc phân tích thường tập trung vào việc áp dụng mô hình toán học để phân tích dữ liệu.
Tuy nhiên Gartner dự báo vai trò giám đốc dữ liệu sẽ phát triển và chịu trách nhiệm cho cả 3 mảng trên, còn CIO (giám đốc CNTT) vẫn giữ quyền kiểm soát tất cả mọi thứ liên quan đến cơ sở hạ tầng CNTT. CDO và CIO cần hợp tác chặt chẽ với nhau, CDO sẽ xác định những gì cần phải thực hiện và CIO sẽ quyết định cách thức thực hiện, theo Faria.
Eugene Kolker - Giám đốc dữ liệu của Bệnh viện Trẻ em Seattle từ năm 2007, cũng có nhận định tương tự. Có bằng tiến sĩ về lĩnh vực sinh học cấu trúc và bằng thạc sĩ toán học ứng dụng và khoa học máy tính, Kolker làm việc trực tiếp với Phó chủ tịch cao cấp và giám đốc y vụ (bác sĩ trưởng) của bệnh viện.
Với vai trò CDO, “nhiệm vụ tối hậu” của Kolker là cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân. "Những vấn đề hiện nay vô cùng phức tạp và đa chiều, nên chúng ta có càng nhiều hỗ trợ càng tốt", ông nói.
Kolker và nhóm của ông khuyến khích việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và cung cấp cho ban lãnh đạo cùng với đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện dữ liệu và số liệu cần thiết để thực hiện những thay đổi hiệu quả. Dữ liệu và các số liệu phân tích bổ sung cho kinh nghiệm, chuyên môn, trực giác và cảm xúc, có thể "hướng dẫn tốt hơn cho các quyết định", theo Kolker.
Kolker cho rằng mọi tổ chức đều cần có giám đốc dữ liệu.
"Dữ liệu chính là khách hàng của bạn, doanh nghiệp của bạn, là chính bạn", ông nói. "Khách hàng xuất hiện trước, sau đó bạn cần phải sắp xếp doanh nghiệp của mình đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng".
Xét về nhiều mặt, CDO tương đương với vai trò phó chủ tịch phụ trách về dữ liệu phổ biến hơn chục năm trước đây, theo Shawn Banerji, giám đốc điều hành của Russell Reynolds Associates. "Thời đó, công việc tập trung chủ yếu lưu giữ dữ liệu, chứ ít biến thành hành động".
Hiện nay, CDO thường báo cáo cho CIO hoặc giám đốc tiếp thị (CMO), những người thường có kiến thức về khoa học dữ liệu, bao gồm cả phân tích thống kê và toán học.
Faria của Gartner dự đoán sẽ ngày càng có nhiều công ty lớn và nhỏ có chức danh CDO, chủ yếu bởi 1 trong 3 động cơ sau:
1. Công ty cần thực hiện theo các quy định hoặc quản lý rủi ro tốt hơn;
2. Kỳ vọng dữ liệu có thể giúp cải thiệu hiệu quả công việc;
3. Mong muốn phân tích dữ liệu giúp tăng lợi nhuận.
Theo Banerji, để xác định công ty của bạn có cần có CDO hay không, đầu tiên và trước hết, hãy ngồi xuống và tiến hành đánh giá nội bộ và phân tích khách hàng để xác định mục tiêu mong muốn của công ty là gì.
Tiếp theo, suy nghĩ về vai trò của dữ liệu trong việc đạt được những mục tiêu đó. Nếu dữ liệu có vai trò trung tâm, thì CDO là cần thiết. Nếu không, cần phải suy nghĩ thêm.
"Điều tệ nhất là chạy theo trào lưu lập ra chức danh này chỉ để cho có", theo Banerji.
Ông cũng nhận định rằng sắp tới vai trò của CDO sẽ ngày càng quan trọng, do ngày càng có nhiều tổ chức hoạt động theo định hướng dữ liệu.
Faria của Gartner cũng đồng ý như vậy, nhưng ông hy vọng dần dà CDO sẽ bớt tập trung vào dữ liệu mà chú trọng hơn đến các thuật toán sử dụng nó.
"Có dữ liệu mà không có thuật toán giống như có ô tô mà không có xăng", Faria nói, "Kết hợp chúng lại sẽ giúp bạn tiến lên phía trước".
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...