Con đường chuyển giao quyền lực
- Doanhnhansaigon
- /
- 20.05.2015
- /
- 24408
Doanh nghiệp đang ở đâu?
Trên thực tế, tên tuổi và hành vi điều hành của chủ DN quyết định biểu hiện của DN đó. Nếu muốn DN thay đổi mà người lãnh đạo không thay đổi thói quen thì những công cụ, giải pháp mới chỉ có “tuổi thọ” đến 18 tháng. Ảnh hưởng của thói quen lớn đến mức chúng tôi vẫn hay nói đùa là, nếu muốn DN thay đổi, cách tốt nhất là hãy thay hết lãnh đạo hiện tại ở công ty bằng một đội ngũ cao cấp hơn, chính những người đó sẽ biết cách điều hành DN, làm DN thay đổi. Nếu DN không mạnh mà nhà tư vấn cứ đưa công cụ, giải pháp mới vào là hại người ta.
Trong quá trình tư vấn cho các DN áp dụng các hệ thống quản trị mới như BSC (một hệ thống quản lý giúp cho các tổ chức xác định rõ tầm nhìn và chiến lược, cũng như cách chuyển chúng thành hành động), xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu DN chỉ cử đến và để chúng tôi làm việc với giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự, sau đó trình bày rằng những nhân viên này sẽ nghe và báo cáo lãnh đạo sau là chúng tôi không đồng hành, bởi muốn áp dụng cái mới, có sự thay đổi, nhất thiết phải đi từ người cao nhất trong DN.
Để quyết định chuyển giao quyền lực, chủ DN cần xác định DN mình đang ở mức độ nào sau đó mới ra quyết định và chuẩn bị các việc phù hợp.
Mức 1: Quản lý cấp trung không hợp tác tốt, chiếm số đông, văn hóa đùn đẩy trách nhiệm khi thất bại.
Mức 2: Quản lý cấp trung ban đầu chấp nhận đi theo, muốn phục tùng lãnh đạo DN, mang nặng văn hóa gia đình, nhưng sau 3 năm là đội ngũ này sẽ nhờn kỷ luật. Hiện trạng này thường có ở những DN khởi nghiệp thành công nhưng đến năm thứ tư sẽ thất bại vì văn hóa bè nhóm, trong cuộc họp không ai nói góp ý cho nhau nhưng, rời cuộc họp thì thi nhau nói xấu. Mức độ này thường thấy ở doanh nghiệp quốc doanh. Nếu đội ngũ cán bộ ở mức độ này chiếm tỷ lệ chủ đạo thì DN có sức ỳ rất lớn.
Mức 3: Đội ngũ gắn bó, có kỷ luật, gần gũi và biết chia sẻ, làm việc năng suất cao, mọi người nói thẳng với nhau, có thể tranh cãi trong cuộc họp nhưng sau đó vẫn làm việc với nhau thoải mái, không để bụng.
Mức 4: Hoạt động của DN không phụ thuộc vào yếu tố con người, cấp trên luôn đào tạo cấp dưới, trong bất kỳ cấp độ nào phải có ít nhất một người kế thừa. Điều này được công ty coi trọng khi đánh giá KPI (Key Performance Indicator - chỉ số đánh giá thực hiện công việc), đặc biệt với các công ty đa quốc gia. Nếu không có người kế nhiệm thì DN không thể phát triển.
Mức 5: Đây là cấp độ hình mẫu. Ở công ty thuộc cấp độ này, lãnh đạo DN trở thành hình mẫu, khiến nhân viên đến làm chỉ ước 2 điều: có năng lực giống lãnh đạo và có gia đình như của lãnh đạo. Chuyên môn của lãnh đạo công ty có thể kém hơn cấp dưới nhưng hơn ở hình mẫu và sự tôn trọng của mọi người.
DN không đạt được mức độ 3 thì khó tính đến chuyện chuyển giao, bởi vậy hãy để DN tốt hơn đã.
Chuyển giao như thế nào?
Có thể ví cuộc chuyển giao quyền lực như cuộc chạy marathon tiếp sức. Không ai chạy ngay lập tức bằng người khác được. Phải để người mới bắt kịp tốc độ của người cũ. Khi đó, người cũ chạy chậm lại và rời khỏi cuộc chơi. Còn nếu không có sự chuẩn bị, đào tạo mà trao cho người mới ngọn cờ ngay, chắc chắn đến một lúc nào đó, chủ DN thấy người kế nhiệm làm rất dở, dẫn đến việc chuyển giao thất bại.
Một cuộc chuyển giao quyền lực thường kéo dài từ 5 - 15 năm. Ở nhiều DN lớn, họ thường đạo tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp từ năm 17 đến 35 tuổi, khi người đó thất bại sẽ cho người khác làm thay. Chiến lược đào tạo người kế nhiệm DN không được dưới 10 năm.
Vấn đề cần lưu ý nhất là phải chọn cho được một người phù hợp, chứ không phải người giỏi nhất. Người đó phải có trách nhiệm làm, biết cách gìn giữ và xây tiếp.
Thông thường trong quá trình tư vấn, chúng tôi thường yêu cầu DN đưa ra 5 ứng viên cho 1 vị trí. Có nơi chỉ đưa ra được 3 ứng cử viên. Chúng tôi sẽ kiểm tra bằng cách trao đổi và tìm hiểm xem người đó vẽ ra viễn cảnh của anh ta trong vòng 10 năm sẽ như thế nào, chiến lược nào để thực hiện tương lai đó, triết lý kinh doanh là gì, hệ giá trị của DN anh ta đang làm là gì, trường phái quản trị là gì (có 12 trường phái) có phù hợp với người cũ không. Nếu không phù hợp mà chuyển giao thì chỉ 18 tháng sau, chắc chắn sẽ thất bại.
Một vấn đề mà các lãnh đạo đời F1 đang gặp phải là rất băn khoăn việc nên để người trong hay ngoài gia đình kế nhiệm. Hiện mô hình quản trị thường là quản lý tập trung quyền lực ở thế hệ cha, thế hệ con là trường phái giao quyền. Mâu thuẫn giữa 2 thế hệ có thể nảy sinh, đứa con lạ lẫm với công việc dẫn tới không thể kiểm soát được DN.
Sau khi đã tìm được người phù hợp, chọn ra một trong những người đó, thì lãnh đạo DN phải công bố cho mọi người biết. Rất cần lưu ý điểm này vì văn hóa ở Việt Nam là hay giấu. Khi lựa chọn thì giấu nhưng khi đã chọn thì phải công khai. Phải cho mọi người biết rằng người này có cơ hội thay thế, kế nhiệm để những người xung quanh giúp người được chọn đó.
Đến bước tiếp theo là kiểm tra khả năng chịu đựng, bản lĩnh chiến trường của người có khả năng kế nhiệm. Sau giai đoạn này hãy cho họ đi chậm lại để nghiền ngẫm, tích lũy kinh nghiệm. Bước cuối cùng là cho họ tăng tốc để xem khả năng bứt phá ra sao. Thời điểm chuyển giao là lúc người kế nhiệm nhận được sự tin tưởng của các cổ đông, đối tác và cả những nhân tài trong tổ chức. Nếu không như vậy việc chuyển giao quyền lực sẽ thất bại, bởi cổ đông có thể quay lưng, người tài không phục và đối thủ tranh thủ cơ hội để tấn công.
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...