7 cách doanh nhân có thể làm để thúc đẩy kinh tế phát triển
- Cafebiz.vn
- /
- 31.07.2017
- /
- 30859
Tại sao kinh doanh và đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Nhìn thoáng qua, câu trả lời có vẻ trực quan: các doanh nhân tạo ra các doanh nghiệp và các doanh nghiệp mới tạo ra việc làm, tăng cường cạnh tranh thị trường và tăng năng suất.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra tiếp theo là làm như thế nào để tạo ra sự thay đổi này, và các thay đổi này tác động như thế nào lên sự phát triển kinh tế? Chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn.
1. Đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ mà mọi người cần
Điều gì thúc đẩy một người bắt đầu một doanh nghiệp mới? Theo các mô hình truyền thống, các doanh nhân tạo ra các doanh nghiệp mới để đáp ứng mong muốn và nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường. Nghĩa là, có một cơ hội để cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà hiện tại không tồn tại, hoặc có sẵn. Các nhà kinh tế đề cập đến những người khởi sự kinh doanh này như các doanh nhân "cơ hội" để phân biệt những cá nhân này với những người bắt đầu kinh doanh vì thiếu cơ hội việc làm tốt hơn. Họ là những người đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
2. Tạo cơ hội việc làm
Các doanh nghiệp mới cần thuê nhân viên. Tạo ra việc làm và những cơ hội kinh tế này nâng cao và hỗ trợ cộng đồng thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc sống và mức sống chung.
3. Thương mại và hội nhập kinh tế khu vực
Công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nhân dẫn đầu mở rộng sang các thị trường khu vực và toàn cầu. Khi các doanh nghiệp mới xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đến các vùng lân cận, các doanh nghiệp này đóng góp trực tiếp vào năng suất và thu nhập của khu vực.
Sự gia tăng doanh thu này sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phúc lợi chung của dân số. Ngay cả đối với một nền kinh tế lớn và tiên tiến như Hoa Kỳ, thị trường nước ngoài cũng có vai trò quan trọng. Theo một số ước tính, thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm cho hơn 90% tăng trưởng kinh tế của chúng ta.
4. Các công nghệ mới thúc đẩy tính hiệu quả
Khả năng biến ý tưởng thành những sản phẩm và dịch vụ mới mà mọi người cần là nguồn lực hữu dụng cho bất kỳ quốc gia phát triển nào. Nói chung, tăng trưởng kinh tế được định hướng bởi các công nghệ mới và các ứng dụng sáng tạo của nó. Giai đoạn của những phát minh công nghệ mới luôn đi kèm với thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Ngoài việc có lợi cho kinh doanh, giáo dục làm tăng sự sáng tạo và chất lượng cuộc sống của người lao động.
5. Giải quyết các thách thức về môi trường
Sự đổi mới là rất quan trọng khi giải quyết những thách thức to lớn về môi trường mà chúng ta phải đối mặt ngày nay: chống lại biến đổi khí hậu, giảm khí thải nhà kính toàn cầu, và bảo tồn đa dạng sinh học trong môi trường.
Nếu không có nguồn lực trong một khoảng thời gian dài, thương mại sẽ dừng lại. Không có nước, chúng ta không thể sống. Sự tiếp cận đáng tin cậy đối với những đổi mới này (như công nghệ thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng đô thị) làm tăng năng suất và tăng cường phát triển kinh tế.
6. Đổi mới tác động đến các mục tiêu kinh tế xã hội
Các hoạt động kinh doanh sáng tạo mang lại hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực. Đổi mới trong nông nghiệp đặc biệt phù hợp để giải quyết những thách thức kinh tế xã hội (ngoài việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế). Chúng ta tiêu tốn hàng tỷ đô la hàng năm do sự thiếu hiệu quả trong hệ thống y tế.
Hy vọng rằng, những ý tưởng mới và đổi mới trong tương lai sẽ giải quyết những vấn đề này, dẫn đến những cải cách tiếp theo. Khi điều này xảy ra, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân sẽ có lợi, và nền kinh tế của chúng ta sẽ tăng trưởng khi giảm chi phí lãng phí trong chăm sóc sức khoẻ.
7. Đổi mới xảy ra khi có sự cạnh tranh
Về bản chất, có một vòng lặp phản hồi mang tính tích cực trong sự đổi mới, kinh doanh và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp mới và đang phát triển đại diện cho các nguồn chủ yếu tạo việc làm và hoạt động đổi mới trong nền kinh tế, hai yếu tố thường dẫn đến mức sống cao cho tất cả mọi người.
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...