3 kỹ năng kinh doanh trường học không dạy
- Cafebiz.vn
- /
- 11.03.2016
- /
- 27560
Theo Ken Dunn - tác giả, nhà diễn thuyết nổi tiếng và là nhà sáng lập, CEO củareaderslegacy.com và nextcenturypublishing.com, nền giáo dục chính quy giúp chúng ta bắt kịp tốc độ phát triển và hiểu rõ cội nguồn của lĩnh vực đang theo học. Đó là chưa kể đến lợi ích của môi trường đại học, cao đẳng giúp bạn nhanh chóng mở rộng các mối quan hệ cần thiết cho công việc sau này - điều không dễ gì có được nếu bạn không học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3.
Dù thế, vẫn có những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực kinh doanh nhưng không được giảng dạy một cách chính quy. Trên trang Enterpreneur.com, Dunn có bài viết về ba kỹ năng quan trọng mà trường học không dạy bạn:
1. Giao tiếp
Theo Dunn, khả năng diễn đạt gần như là kỹ năng quan trọng nhất của mọi doanh nhân. Chỉ được xem là thành công nếu bạn giải thích được tầm nhìn chiến lược của mình để những người xung quanh hiểu, đồng thời biết được thời điểm nào nên nói cũng như không nên nói.
Kỹ năng này luôn cần thiết trong mọi khía cạnh công việc bởi bạn không chỉ cần truyền cảm hứng cho nhân viên bằng lời nói, mà còn phải biết cách tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như thuyết phục được các cổ đông về chiến lược kinh doanh sắp tới.
Tuy nhiên, Dunn cũng cho biết, lỗi giao tiếp lớn nhất của nhà kinh doanh không nằm ở sự rụt rè, nhút nhát mà chính là nói quá nhiều.
"Trong quá trình tư vấn cho các CEO - những người tự nhận bản thân là các nhà thương thuyết tuyệt vời, tôi nhận ra điều mà họ thực sự làm chỉ là cố lờ đi người khác và thao thao bày tỏ quan điểm của mình. Tôi chứng kiến họ lãng phí thời gian bằng cách nói quá nhiều trong các buổi họp.
Họ cảm thấy mình cần phải được lắng nghe cũng như muốn giải thích hết mọi thứ cho người khác hiểu. Chính bởi họ không để người khác có cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân nên sau cùng, lại tạo ra một môi trường ức chế, nơi mà suy nghĩ của những người còn lại không bao giờ được lắng nghe", ông cho biết.
Hãy cho bản thân mình cơ hội và tìm một người hướng dẫn giỏi hoặc một huấn luyện viên chuyên nghiệp giúp bạn làm một bài kiểm tra cá nhân, giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.
2. Đa nhiệm
Trở thành doanh nhân đồng nghĩa với việc có rất nhiều người mong đợi bạn sẽ biết hết mọi thứ, về mọi lĩnh vực. Thời gian đầu kinh doanh, bạn sẽ vừa là người đưa ra những quyết định quan trọng nhưng cũng kiêm luôn nhiệm vụ "dọn dẹp" sau cùng. Khi mọi thứ bắt đầu ổn định, bạn mới được tập trung vào công việc chuyên môn, tuy nhiên có thể bạn vẫn kiêm nhiệm luôn những công việc lúc trước.
Bất kể trong giai đoạn nào, bạn cũng cần giải quyết nhiều việc cùng một lúc. Vì không còn lựa chọn nào khác nên hãy học cách thích nghi với nó. Dunn chia sẻ, ông chưa từng gặp một nhà sáng lập hay một CEO lớn thành công nào mà không biết cách sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tách biệt những thứ quan trọng như gia đình hay sức khỏe ra khỏi dự định tương lai nghề nghiệp của mình.
3. Tập trung vào tiểu tiết
"Cá nhân tôi tin rằng mấu chốt của thành công nằm ở những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, ngay cả cách sắp xếp chi tiết công việc cũng gần như là kỹ năng quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân muốn thành công nào", Dunn cho hay.
Theo ông, những người kém về kỹ năng này thường có xu hướng bỏ qua những chi tiết nhỏ. Họ sẽ liệt chúng vào loại “những chuyện vặt vãnh”, nhưng nếu bạn để những "thứ vặt vãnh" này lớn dần, chúng sẽ gom thành một rắc rối lớn. Và những rắc rối lớn thường dễ dàng giết chết doanh nghiệp.
Do đó, ngay từ giai đoạn bắt đầu kinh doanh, bạn cần trở thành một chuyên gia trong việc giải quyết những công việc chi tiết nhưng quan trọng, điển hình như việc xem xét lại công việc, am hiểu chúng, đọc lại báo cáo tài chính hàng ngày, gửi email cho những nhân viên chủ chốt kèm lời “cảm ơn” vì đã làm tốt công việc, phân loại email, và hàng ngàn thứ lặt vặt khác...
Tin liên quan
Ưu và nhược điểm của các công cụ quản lý tài sản dành cho doanh nghiệp cỡ vừa
Cho dù nâng cấp từ hệ thống hiện có hay chuyển đổi từ bảng tính, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài sản phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của một doanh nghiệp trung bình quy mô.
Chi tiết...Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước
Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó, doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp
Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...
Chi tiết...Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo
Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.
Chi tiết...Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...