Sao lưu mật khẩu trên Google Chrome
- PC World
- /
- 24.07.2017
- /
- 30955
Với người dùng Chrome, việc chuyển đổi dữ liệu duyệt web giữa nhiều thiết bị được xem là hết sức đơn giản khi mà họ chỉ cần đăng nhập tài khoản Google của mình vào trình duyệt này. Lập tức, toàn bộ dữ liệu quan trọng như bookmark, lịch sử duyệt web (history) và hàng tá dữ liệu khác sẽ được đồng bộ hóa với thiết bị mới, khi đó trình duyệt Chrome đã sẵn sàng để sử dụng.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù tính năng đồng bộ hóa hoạt động rất hiệu quả, nhưng Chrome vẫn chỉ cho phép người dùng xem những mật khẩu đã được lưu trong trình duyệt (Settings > Manage Password).
Điều này có nghĩa rằng, người dùng buộc phải nhờ cậy vào các công cụ từ hãng thứ ba, như LastPasschẳng hạn nếu muốn xuất (export) những mật khẩu này thành một tập tin riêng biệt nhằm dễ quản lý và truy xuất khi cần thiết.
Chính vì điều này, Google gần đây đã bắt đầu thử nghiệm một tính năng hoàn toàn mới, cho phép người dùng có thể dễ dàng nhập/xuất (Import/Export) mật khẩu đã lưu trên trình duyệt này mà không cần sử dụng các công cụ từ hãng thứ ba.
Và để kích hoạt, trong giao diện chính của Chrome, bạn hãy truy cập đường dẫn chrome://flags.
Tại trang web vừa xuất hiện, bạn hãy dùng tổ hợp phím Ctrl + F để mở khung tìm kiếm và nhập vào khung này từ khóa #password-import-export
Bước tiếp theo, bạn hãy chọn Enable trong trình đơn thả xuống của vùng Password import and export và nhấn nút Relauch now.
Một khi Chrome đã khởi động lại hoàn tất, bạn hãy truy cập vào đường dẫn chrome://settings-frame/passwords.
Trong hộp thoại Manage Password vừa xuất hiện, Chrome sẽ hiển thị thêm 2 nút nhấn mới là Import và Export.
Theo đó, đối với nút Export, Chrome sẽ xuất danh sách các mật khẩu đã lưu trên trình duyệt này ra một tập
tin có thể mở bằng Microsoft Excel (định dạng .CSV). Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng tập tin này hoàn toàn không được mã hóa và bất cứ người dùng nào cũng có thể mở và xem các dữ liệu bên trong một cách dễ dàng.
Trong khi đó, nút Import sẽ cho phép người dùng nhập khẩu tập tin .CSV đã xuất ra trước đó. Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng đồng bộ hóa mật khẩu mà không cần phải đăng nhập tài khoản Google của mình vào trình duyệt Chrome.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một điều đó là tính năng Import/Export mật khẩu vẫn còn trong quá trình thử nghiệm nên sẽ gặp không ít những vấn đề liên quan đến việc xuất file. Hơn nữa, tính năng này cũng có thể bị Google loại bỏ bất cứ lúc nào. Do vậy, bạn hãy tận dụng thời gian thử nghiệm này để tạo một bản sao lưu mật khẩu nhằm phục hồi bất cứ khi nào mình cần.
Tin liên quan
Mã hóa là gì?
Mã hóa giúp bảo mật dữ liệu cá nhân của bạn khỏi những con mắt tò mò. Đây là một giải thích cơ bản về cách nó hoạt động của nó.
Chi tiết...6 ứng dụng cốt lõi này sẽ thay đổi trong Windows 11
Hầu hết các ứng dụng Windows chỉ đơn giản là được cập nhật để trông giống như Windows 11. Nhưng một số cũng nhận được các tính năng mới.
Chi tiết...Bảo mật IoT của bạn: Tại sao tấn công thông minh và phát hiện mối đe dọa nội gián là chìa khóa
Điều gì khiến các chuyên gia an ninh mạng thức đêm? Đó luôn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhưng gần đây tôi nghĩ rằng có một thứ thực sự có thể giúp bạn yên tâm trong giấc ngủ của mình đó là Internet Vạn Vật (IoT). IoT có thể đưa ra một số thách thức đáng ghờm đối với các chuyên gia bảo mật thông tin.
Chi tiết...Mọi điều cần biết về Windows 10 S
Đầu tháng 5, MiWindows 10 S có đặc điểm nổi bật là không đòi hỏi nhiều về cấu hình phần cứng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh có được chiếc máy tính Windows đầy đủ chức năng phục vụ học tập.
Chi tiết...Google và cơ hội từ dịch vụ lưu trữ không giới hạn Nearline Storage
Hồi giữa tháng 3/2015, Google giới thiệu dịch vụ lưu trữ trực tuyến Nearline, thích hợp để lưu dữ liệu khổng lồ, dạng không thể xóa được, mà lưu trên máy tính hay ổ cứng gắn ngoài cũng không xong.
Chi tiết...Bên cạnh Facebook, Amazon chính là đối thủ mới đáng gờm nhất của Google trong ngành quảng cáo
Trong nhiều năm, các nhà tiếp thị và những người trong ngành đã dự đoán rằng Amazon sẽ trở thành một “thế lực thứ ba” trong ngành quảng cáo.
Chi tiết...