Kiến thức quản trị

Trở thành chủ doanh nghiệp: Được và mất

  • Trithucsong.com
  • /
  • 09.06.2015
  • /
  • 24638

Đầu tiên, bạn sẽ không phải chịu đựng những ông sếp khó tính, những đồng nghiệp phiền hà, những chỉ đạo lập dị, thời gian lệ thuộc và số tiền kiếm được bị hạn chế. Thay vào đó, bạn sẽ có quyền lực, sự độc lập, sáng tạo trong công việc, tự mình nắm bắt cơ hội và hưởng toàn bộ thành quả do mình tạo ra. 

Làm chủ doanh nghiệp, bạn sẽ thoải mái về thời gian nhưng mất đi sự ổn định về thu nhập. 

Nhưng mặc trái của nó là bạn cũng sẽ mất đi đồng lương ổn định và một số phúc lợi về y tế, xã hội. Bạn sẽ phải làm việc vất vả cho đến khi tạo được một hệ thống kinh doanh có khả năng tự hoạt động mà không cần phải có sự hiện diện của bạn hoặc chí ít là với sự can thiệp tối thiểu. Bạn có khả năng bị trắng tay, không có thu nhập cũng như không còn một sự bảo trợ nào hết. Một cuộc sống an toàn, thoải mái và ổn định đánh đổi với một cuộc sống năng động nhưng không chắc chắn và đầy rủi ro (theo suy nghĩ của nhiều người hiện nay).

Những mặt được khi trở thành chủ doanh nghiệp làm cho bạn háo hức bắt đầu kinh doanh, nhưng cái giá phải trả của nó sẽ khiến bạn phải e dè, nhụt chí. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trược khi quyết định trở thành một chủ doanh nghiệp.

1. Những lợi ích đạt được khi trở thành một chủ doanh nghiệp

Khả năng tự kiểm soát được công việc: Dù bạn có thích sếp hay công việc hiện tại của mình hay không thì bạn vẫn có khả năng bị sa thải bất cứ lúc nào. Sếp mà bạn rất tâm đắc, quý trọng có thể chuyển công tác, công ty bạn đang làm có thể bị phá sản. Vì vậy, một trong những lợi ích khi bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình là bạn hoàn toàn kiểm soát được công việc và sự nghiệp của mình. Nhưng bạn cũng nên nhận biết rằng khả năng tự kiểm soát này sẽ đi đôi với sự gia tăng trách nhiệm và một loạt những yêu cầu khác. Với cương vị là sếp, bạn không thể né tránh, đổ trách nhiệm cho người khác. Bạn chính là người phải trả lương cho nhân viên của mình. Bạn chính là người phải đảm bảo doanh nghiệp của mình mang lại sự thoả mãn cho khách hàng. Bạn chính là người đi thuê và sa thải nhân viên. Đây không phải là những việc dễ dàng và chắc rằng phải có đôi lần bạn thèm muốn được trở về cái thời mình đi làm công cho người khác, thời mà bạn có ít trách nhiệm và khả năng kiểm soát hơn.

Tiền bạc: nhiều người bắt đầu kinh doanh với một lý do đơn giản là họ nghĩ rằng mình xứng đáng kiếm được nhiều tiền hơn hiện tại hoặc muốn có sự thay đổi để mang lại cuôc sống khá giả hơn cho gia đình. Thường thì luôn có giới hạn về số tiền kiếm được khi bạn là người làm công ăn lương. Một tin tốt lành là nếu bạn trở thành chủ doanh nghiệp, trở thành sếp thì giới hạn này gần như không còn. Đây là mặt tốt, nhưng cũng có thể là xấu, bạn có thể có cả một gia tài hoặc là bị vỡ nợ. Sự không chắc chắn này chính là điều chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt nếu khởi sự kinh doanh.

Sự sáng tạo và độc lập: nếu bạn cảm thấy uể oải với công việc hiện tại của mình thì bạn sẽ không còn cảm giác này khi bắt đầu kinh doanh. Việc điều hành công việc kinh doanh buộc bạn trở thành một phù thủy am hiểu mọi thứ từ tiếp thị, bán hàng, kế toán, thư ký cho đến điều hành. Công việc đa dạng và vất vả. Nhưng có thể bạn sẽ không bận tâm về điều này. Điều này cũng tương tự như tình tiết trong bộ phim hoạt hình Calvin và Hobbes: mẹ của Calvin bảo anh ta làm cho mình cái giường ngủ. Calvin lại quyết định chế tạo ra một con robot để làm giường cho anh ta. Khi Hobbes hỏi "Không phải là làm một con robot thì nhiều việc hơn là đóng một cái giường sao?" Calvin trả lời "Nó chỉ là công việc nếu như người khác bảo bạn phải làm!" Vâng! Khi làm công việc kinh doanh của chính mình, bạn ít khi có cảm giác rằng đó là công việc vì không ai bảo bạn phải làm việc đó cả, bạn tự nguyện và vui vẻ.

Sự tự do là cái bạn có, nhưng sự không chắc chắn là điều bạn phải chấp nhận.

Sự tự do: Làm việc trong chính doanh nghiệp của mình cho phép bạn linh hoạt lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc. Sự tự do khi trở thành ông chủ của chính mình, không ai bảo bạn phải làm gì, làm như thế nào, là thứ tuyệt vời nhất khi trở thành chủ doanh nghiệp.

2. Một số thử thách chắc chắn sẽ phải đối mặt khi trở thành chủ doanh nghiệp

Sự không chắc chắn: Như đã nói ở trên, cuộc sống của một chủ doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Nó thách thức, thú vị và tự nguyện; nhưng không dễ dàng. Phần khó nhất khi kinh doanh cho chính mình là không có nguồn thu nhập đều đặn, ổn định; không có lương và các khoản phúc lợi hàng tháng.

Rủi ro: Chủ doanh nghiệp là gì? Chủ doanh nghiệp là người sẵn sàng chấp nhận một rủi ro với tiền bạc để nhận được tiền bạc. Không phải tất cả các cuộc phiêu lưu của chủ doanh nghiệp đều thành công. Sẵn sàng đón nhận một rủi ro khôn ngoan, có tính toán là dấu hiệu để nhận biết một chủ doanh nghiệp tài ba. Tuy nhiên, những rủi ro có tính toán vẫn là rủi ro. Bạn có thể kiếm hàng đống tiền, nhưng cũng có thể bị trắng tay khi kinh doanh.

Thiếu tính khuôn khổ: Nhiều người thích làm việc trong một khuôn khổ, nề nếp đã được tạo dựng sẵn. Họ biết rằng họ được mong đợi những gì và làm thế nào để hoàn thành mỗi ngày. Nhưng, nếu bạn tự kinh doanh thì không còn được như thế nữa. Công việc bất thường, luôn thay đổi và không thể dự đoán được.

Bạn có thể bị mê muội với ý tưởng làm chủ doanh nghiệp. Muốn thành công, bạn cần phải làm đúng, bạn cần phải loại bỏ cảm xúc ra khỏi sự toan tính của mình. Bạn cần phải bắt đầu suy nghĩ như là một thương nhân, xem xét đánh giá rủi ro và ra những quyết định sáng suốt.

Bạn có thể bị mê muội với ý tưởng làm chủ doanh nghiệp. Muốn thành công, bạn cần phải làm đúng, bạn cần phải loại bỏ cảm xúc ra khỏi sự toan tính của mình. Bạn cần phải bắt đầu suy nghĩ như là một thương nhân, xem xét đánh giá rủi ro và ra những quyết định sáng suốt.



Tin liên quan

Quản trị sáng tạo: Mở cửa cho ý tưởng
26.01.2015

Quản trị sáng tạo: Mở cửa cho ý tưởng

Những bài học thực tiễn của GS-TS. Wim Vanhaverbeke thu thập được từ sự đổi mới của doanh nghiệp (DN) cho thấy chỉ cần "cởi trói" cho các lý thuyết quản trị hiện có, doanh nhân sẽ có cơ hội thành công nhanh hơn. 

Chi tiết...
Bí quyết "giữ vững phong độ" cho nhãn hiệu
23.04.2015

Bí quyết "giữ vững phong độ" cho nhãn hiệu

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được sự tăng trưởng nhanh và trở thành người dẫn đầu thị trường. Nhưng khi đã trở thành một trong những nhãn hiệu lớn nhất trên thị trường rồi thì doanh nghiệp sẽ làm gì để giữ vị trí ấy?

Chi tiết...
"3 câu hỏi ma thuật" cho nhà lãnh đạo giỏi
05.06.2015

"3 câu hỏi ma thuật" cho nhà lãnh đạo giỏi

Tất cả mọi người đều có phong cách quản lý khác nhau. Tuy nhiên, Rob Cromer - Giám đốc điều hành của nền tảng quảng cáo Adcade cho biết, ông thích chiến thuật "3 câu hỏi ma thuật" để tạo ra môi trường làm việc minh bạch giữa các nhân viên và dẫn dắt đội ngũ của mình hiệu quả.

Chi tiết...
Đánh giá nhân viên - phải làm như thế nào?
26.12.2015

Đánh giá nhân viên - phải làm như thế nào?

Trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược riêng cho mình để đứng vững trên thị trường. Đó có thể là các chiến lược về vốn, về công nghệ, … nhưng yếu tố không thể thiếu đó là chiến lược về nhân lực. 

Chi tiết...
Thúc đẩy tính trách nhiệm trong nhân viên
02.04.2016

Thúc đẩy tính trách nhiệm trong nhân viên

Nói về tinh thần trách nhiệm ở nơi làm việc, hẳn ai cũng biết và đã nghe. Câu hỏi ở đây là trong thực tế, dưới con mắt của nhân viên, cấp trên như thế nào thì được cho là “rất trách nhiệm”, hoặc “rất vô trách nhiệm”? Có biểu hiện nào mà nhân viên có thể nhận ra và tự phân định rõ ràng như vậy không?

Chi tiết...
Logo

Công ty cổ phần giải pháp SinnovaSoft (SINNOVA) tự hào mang đến những giải pháp ERP chuyên biệt, tối ưu hóa sự liên kết giữa các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc đến mức chưa từng có. Chúng tôi kiên định niềm tin rằng, thông qua Công nghệ, mọi Doanh nghiệp sẽ trở nên Linh hoạt hơn và Bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển của mình.

  • Tầng 10, Tòa nhà Sannam - Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • T: +84 24 3200 8740
  • F: +84 24 3200 8741
  • E: info@sinnovasoft.com

Liên hệ mua hàng

  • M: +84 98 3991 138
  • S: Trò chuyện với kinh doanh

Liên hệ hỗ trợ

  • M: +84 98 3991 148
  • S: Trò chuyện với tư vấn hỗ trợ