Đa dạng lĩnh vực quản lý dự án
- SINNOVA
- /
- 22.12.2017
- /
- 32278
Quản lý dự án là một trong những vị trí quan trọng được yêu cầu kỹ năng cao trên thế giới ngày nay. Thường một dự án sẽ bắt đầu bằng xem xét đầu tư và bắt tay lập kế hoạch, tuy nhiên một vài đặc thù ngành hay ngay cả đặc thù của một dự án dài hạn nói chung đều mang tính chênh lệch khá lớn giữa dự toán và thực tế. Quản lý dự án không phải một loại khoa học mới mẻ, nó được ra đời từ rất lâu và trở nên phổ biến hơn nhờ sự phát triển đa đạng nhiều ngành nghề trong yêu cầu nghiên cứu và cải tiến của con người. Tuy nhiên sự phổ biến rộng rãi của các dự án hiện nay đôi khi không mang lại cho người quản trị nhiều kinh nghiệm mà thay vào đó là sự phức tạp. Cùng điểm qua các lĩnh vực sử dụng dự án làm công cụ mở rộng và phát triển, các nhà quản lý đã và đang làm thế nào để đưa các dự án đi đến thành công?
Lĩnh vực xây dựng: Không quên các dự án xây dựng khi nhắc tới sự lớn mạnh của cơ sở hạ tầng ngày nay. Tuy nhiên để một dự án xây dựng đi đúng kế hoạch là điều chưa từng dễ dàng bởi đặc thù chịu tác động từ yếu tố môi trường luôn tạo nên các rủi ro gây hậu quả lớn. Trải qua nhiều dự án, không ít nhà quản lý đã tìm đến các giải pháp nhận diện rủi ro, phổ biến trong đội dự án và phối hợp ứng biến. Với cách này, thường các biến động sẽ đươc đưa vào dự trù giúp giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó gây ra.
Lĩnh vực công nghệ thông tin: Không giống một dự án xây dựng có mục tiêu rõ ràng và đảm bảo ổn định trong suốt thời gian triển khai dự án. Với biến động công nghệ theo nhận định cứ 18 tháng 1 lần, các nhà quản lý luôn đặt dự án của mình trong tình trạng sẵn sàng thay đổi quy trình, sẵn sàng thay đổi mục tiêu. Tuy nhiên với sự tham gia của đa dạng các chủ thể khác nhau, việc liên lạc và truyền đạt thông tin biến động đến các thành viên luôn gặp trở ngại, mất thời gian và thiếu hiệu quả. Làm trong lĩnh vực CNTT, nhiều dự án đã nhanh chóng áp dụng công nghệ tự động liên lạc để tối ưu tối đa công đoạn này, giúp giảm thiểu các rủi ro thông tin, truyền đạt mạch lạc đảm bảo thực hiện công việc theo đúng yêu cầu.
Lĩnh vực khai thác: Các dự án khai thác được nhắc tới chủ yếu là khai thác khoáng sản, tuy nhiên khi nhắc tới lĩnh vực này các nhà quản lý thường khá e ngại bởi các hạng mục cần quản lý thường rải rác và khó kiểm soát. Dự toán về chi phí hay nguồn lực ban đầu luôn luôn lạc quan thái quá so với thực tế vì công suất bị tác động khá lớn bởi công tác sử dụng tài nguyên. Để đảm bảo công suất khai thác dự tính nằm trong giới hạn tài nguyên, các nhà quản lý phải có những quyết định phân công sử dụng nguồn lực và thiết bị - máy móc tối ưu nhất. Trong những ý kiến đưa ra để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý coi trọng đề xuất công cụ cập nhật thực trạng nguồn lực (Số lượng, tay nghề, lịch làm việc), trạng thái máy móc (Khả năng, công suất, giá trị sử dụng…) để ra quyết định phân bổ sao cho hợp lý và đạt hiệu suất cao nhất.
Lĩnh vực ngân hàng: Hiện nay, các ngân hàng đang mạnh tay đầu tư vào nhiều dự án tài chính lớn mang lại giá trị không nhỏ trên thị trường. Các dự án cung cấp các khoản tín dụng vào đa dạng lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, y tế hay môi trường. Ngay với các nhóm dự án cốt lõi của ngân hàng như Dự án nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, dự án hỗ trợ quản trị và điều hành….đã đòi hỏi phải hình thành một ban quản lý dự án (PMO) với nhiệm vụ quản lý, điều phối và triển khai các dự án một cách thống nhất, đảm bảo mục tiêu về ngân sách, tiến độ của dự án. Để làm được điều này, trước tiên PMO cần tuân thủ theo quy trình quản lý dự án chuẩn quốc tế PMI, mô hình quản lý chuyên nghiệp. Trong quá trình tham mưu đề xuất các ý kiến và tìm kiếm giải pháp cho quy trình quản lý dự án của mình, không ít các ngân hàng đã và đang hướng tới sử dụng công nghệ phần mềm theo quy trình PMI vào hoạt động này nhằm đạt hiệu quả triển khai và mục tiêu cuối cùng.
Lĩnh vực sản suất: Tiêu biểu trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp và sản xuất ngành công nghiệp nặng, các dự án sản xuất theo tiêu chuẩn đóng vai trò không nhỏ đưa hàng hóa Việt Nam tiến tới các thị trường khó tính với số lượng lớn đạt chất lượng quốc tế. Đòi hỏi một quy trình chuẩn, tuân theo các quy định khắt khe về kỹ thuật, y tế, an toàn, các dự án phải đảm bảo sự giám sát chặt chẽ tuyệt đối ở các khâu trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó áp lực về chi phí khi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm cách sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực hiện có.
Song song còn nhiều các dự án khác nhau thuộc đa dạng lĩnh vực như nghiên cứu, môi trường, giáo dục….đang ngày càng được chú trọng. Điều thiết yếu là cần tìm những giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại mà đặc thù ngành đang tác động đến hiệu quả triển khai của dự án.
Tin liên quan
Kỹ năng lập kế hoạch dự án mini
Định nghĩa "Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp đặt theo lịch trình, có thời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường xuyên" (Lewis, 2001 ) thì một kế hoạch dự án cá nhân cũng được coi là một dự án - dự án mini.
Chi tiết...6 bước để xây dựng tiến độ dự án thành công
Mặc dù đã có rất bài báo hay cuốn sách đề cập đến cách xây dựng một tiến độ công việc hoàn hảo, nhưng chúng tôi tin rằng bạn chỉ cần tuân theo 6 bước cơ bản dưới đây thì lập tiến độ công việc dự án sẽ không còn là một điều quá khó khăn nữa.
Chi tiết...Quản lý dự án: Chạy marathon không phải chạy nước rút
Có ý kiến cho rằng dự án giống như một cuộc chạy đường trường chứ không phải là một cuộc chạy nước rút, vậy chúng có điểm gì chung và làm cách nào giúp bạn về đích trong chiến thắng?
Chi tiết...6 bài học từ thần đồng quản lý dự án Kevin McAllister ( Home Alone)
Từ từ đọc sáu bài học sau đây từ thần đồng quản lý dự án Kevin McAllister ( Home Alone). Bạn sẽ biết điều gì là cần thiết đối với dự án của mình và cách để tránh các rủi ro, đối mặt với khó khăn trong quá trình thực hiện các công việc và tiến độ dự án.
Chi tiết...Quản lý dự án là gì?
Các dự án hiện nay rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất, công nghệ thông tin… Nhưng chung quy lại những dự án này đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung và bản chất của chúng là tương đồng, vậy chúng ta đã thực sự hiểu quản lý dự án là gì?
Chi tiết...Dự án công nghệ thông tin
Để không mất nhiều thời gian, lãng phí nguồn lực cũng như đảm bảo ngân sách, các nhà quản lý cần nhận biết được rủi ro công nghệ, rủi ro truyền thông, tập trung vào yếu tố con người để khắc phục được các bất ổn tiêu cực mà đặc thù ngành mang lại.
Chi tiết...